An ninh mạng luôn là ưu tiên hàng đầu với mọi doanh nghiệp trong thời đại số. Thay vì chỉ phụ thuộc vào các đội ngũ nội bộ, nhiều tổ chức đang triển khai chương trình Bug Bounty nhằm thu hút cộng đồng chuyên gia bảo mật cùng phát hiện lỗ hổng. Cùng TopOnTech tìm hiểu chương trình Bug Bounty là gì và lý do chương trình này ngày càng được áp dụng rộng rãi.
>>> Xem thêm các bài viết:
- SHA là gì? Các phiên bản SHA thường sử dụng
- CSP là gì? Tổng hợp thông tin chính sách bảo mật nội dung từ A – Z
- Offshore development center là gì? Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
Mục lục
ToggleTổng quan về chương trình Bug Bounty
Để hiểu rõ chương trình Bug Bounty hoạt động như thế nào, trước hết cần nắm được định nghĩa và các thành phần cấu thành nên chương trình này.
Bug Bounty là gì?
Bug Bounty hay “chương trình săn lỗi nhận thưởng” là một hình thức bảo mật trong đó, các doanh nghiệp hoặc tổ chức hợp tác với cộng đồng chuyên gia an ninh mạng để phát hiện và báo cáo các lỗ hổng trong hệ thống, sản phẩm hoặc dịch vụ kỹ thuật số. Khi một lỗi (bug) được phát hiện và xác minh, chuyên gia báo cáo sẽ nhận được một khoản thưởng tương ứng với mức độ nghiêm trọng của lỗi đó.
Một chương trình Bug Bounty thường gồm ba yếu tố chính:
- Đơn vị tổ chức: Doanh nghiệp hoặc tổ chức đứng ra triển khai chương trình và chi trả tiền thưởng.
- Sản phẩm được kiểm thử: Có thể là website, ứng dụng di động, API, hệ thống IoT hoặc bất kỳ nền tảng số nào.
- Chuyên gia bảo mật: Bao gồm các hacker mũ trắng, pen-tester hoặc nhà nghiên cứu bảo mật độc lập tham gia “săn lỗi”.
Một chương trình Bug Bounty thường diễn ra theo quy trình cơ bản như sau:
- Doanh nghiệp công bố chi tiết chương trình.
- Chuyên gia tiến hành kiểm thử và tìm kiếm lỗ hổng.
- Báo cáo lỗi được gửi về phía doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp xác minh tính hợp lệ của lỗi.
- Thưởng được trao cho người phát hiện lỗi.
Phần thưởng có thể là tiền mặt hoặc hiện vật, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của lỗ hổng được tìm thấy.
>>> Xem thêm:
- Viết phần mềm theo yêu cầu tại HCM, thiết kế chuyên nghiệp, đa dạng nền tảng
- Thiết kế phần mềm theo yêu cầu tại Hà Nội chuyên nghiệp, giá tốt
- HSTS là gì? Nguyên tắc hoạt động của cơ chế bảo mật HSTS

Mối liên hệ giữa Bug và Vulnerability
Trong chương trình Bug Bounty, “bug” không chỉ là lỗi kỹ thuật thông thường mà chủ yếu đề cập đến vulnerability – các lỗ hổng bảo mật có thể bị khai thác gây hại cho hệ thống. Một bug nếu không được xử lý kịp thời có thể trở thành điểm yếu nghiêm trọng, tạo điều kiện cho hacker tấn công.
Vulnerability có thể phát sinh từ lỗi thiết kế, sai sót lập trình hoặc các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành. Chính vì vậy, các chương trình Bug Bounty đặc biệt chú trọng phát hiện và khắc phục các vulnerability này trước khi chúng bị kẻ xấu lợi dụng.
>>> Xem thêm:
- Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi bảo mật khi vào web
- Vulnerability assessment là gì? Giải pháp rà quét và quản lý lỗ hổng bảo mật
- DNS over HTTPS là gì? Tìm hiểu cách thức hoạt động của DoH

Mục đích của chương trình Bug Bounty
Mục tiêu lớn nhất của Bug Bounty là phát hiện và xử lý các lỗ hổng bảo mật trước khi bị hacker khai thác. Thay vì chỉ dựa vào đội ngũ nội bộ, doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của cộng đồng chuyên gia để mở rộng phạm vi kiểm thử. Nhờ cơ chế mở rộng này, họ có thể phát hiện nhiều lỗi tiềm ẩn, giảm thiểu rủi ro và nâng cao mức độ an toàn hệ thống.
Về phía chuyên gia, họ nhận được phần thưởng xứng đáng, đồng thời được công nhận về mặt kỹ năng chuyên môn. Đây là một mô hình cộng tác bảo mật win-win hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn hơn cho tất cả mọi người.
>>> Xem thêm:
- WCAG là gì? Cách cải thiện khả năng tiếp cận website của bạn
- PKI là gì? Các ứng dụng Public Key Infrastructure phổ biến
- Nhận viết phần mềm theo yêu cầu riêng, giá tốt, uy tín 2025

Bug Bounty Hunter (Thợ săn tiền thưởng Bug Bounty) là gì?
Bug Bounty Hunter hay còn gọi là thợ săn tiền thưởng bảo mật là những người tham gia vào các chương trình Bug Bounty với mục tiêu tìm ra lỗ hổng trong hệ thống để nhận phần thưởng. Họ có thể là chuyên gia kiểm thử xâm nhập (pentester), hacker mũ trắng, nhà nghiên cứu bảo mật độc lập hoặc sinh viên ngành an toàn thông tin đam mê khám phá và học hỏi. Không chỉ kiếm thêm thu nhập từ tiền thưởng, họ còn tận hưởng cảm giác “săn lỗi” đầy thử thách qua các chương trình đa dạng.
>>> Xem thêm:
- SSL là gì? Các chứng chỉ bảo mật website phổ biến
- Mã hóa tiêu chuẩn TLS là gì? Chức năng & cơ chế hoạt động
- Top 20 công ty thiết kế app uy tín, chất lượng nhất Việt Nam 2025
Kỹ thuật Pentest (kiểm thử xâm nhập) trong các chương trình Bug Bounty
Để tìm được lỗ hổng hiệu quả, Bug Bounty Hunter cần thành thạo kỹ thuật Pentest – một phương pháp kiểm tra bảo mật bằng cách mô phỏng các cuộc tấn công vào hệ thống giống như hacker thực thụ. Bằng việc phân tích các bề mặt tấn công như website, ứng dụng, API và các giao diện số khác, thợ săn sẽ rà soát các điểm yếu bảo mật và tìm cách khai thác chúng. Quá trình này yêu cầu sự am hiểu sâu về các hình thức tấn công như SQL Injection, XSS, RCE,… cùng khả năng tư duy logic linh hoạt.
Khi phát hiện và báo cáo thành công một lỗ hổng, Bug Bounty Hunter sẽ được nhận thưởng tương ứng với mức độ nghiêm trọng của lỗi. Nhờ vào trải nghiệm thực chiến và tư duy sáng tạo, họ có thể tìm ra những lỗ hổng mà công cụ tự động không thể phát hiện được.

Tìm hiểu về xu hướng Crowdsourcing và ứng dụng trong thực tiễn
Crowdsourcing đã và đang trở thành xu hướng trong lĩnh vực bảo mật, với nhiều hình thức triển khai đa dạng.
Phân tích xu hướng Crowdsourcing
Crowdsourcing (đám đông) là xu hướng tận dụng nguồn lực cộng đồng cho các nhiệm vụ thay vì chỉ dựa vào đội ngũ nội bộ hoặc thuê ngoài. Khác với outsourcing (thuê ngoài), crowdsourcing huy động số đông người dùng hoặc chuyên gia tham gia đóng góp để hoàn thiện công việc.
Ví dụ, ứng dụng bản đồ Waze áp dụng crowdsourcing bằng cách cho phép người dùng gửi thông tin tắc đường theo thời gian thực, nhờ đó hệ thống có vô số dữ liệu bản đồ giúp định tuyến hiệu quả hơn. Ưu thế của crowdsourcing là khả năng khai thác tính sáng tạo không giới hạn và tối ưu chi phí nhờ tận dụng nguồn lực phong phú từ cộng đồng. Ngày nay, crowdsourcing được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, đặc biệt trong an toàn thông tin nơi số lượng chuyên gia tấn công và phòng thủ đông đảo có thể tăng cường hiệu quả rà quét bảo mật.
>>> Xem thêm:
- Brute Force là gì? Nguyên nhân và cách phòng chống hiệu quả
- Mã hóa đầu cuối (End-to-end encryption) là gì? Cách hoạt động của E2EE như thế nào?
- SOC là gì? Tìm hiểu Security Operations Center (SOC)

Bảo mật cộng đồng (Crowdsourced Security)
Bảo mật cộng đồng hay Crowdsourced Security là cách ứng dụng mô hình crowdsourcing vào an ninh mạng. Thay vì chỉ rely vào một nhóm pentester cố định, phương pháp này tận dụng nguồn lực chuyên gia đa dạng từ cộng đồng để bảo vệ sản phẩm thông qua việc tìm lỗ hổng.
Chương trình Bug Bounty là một ví dụ điển hình của Crowdsourced Security. Một điểm khác biệt là chính sách Vulnerability Disclosure Program (VDP) – chương trình công bố lỗ hổng, cho phép bất kỳ hacker nào báo cáo lỗ hổng một cách tự nguyện, dù có hoặc không nhận phần thưởng. Nhờ crowdsourced security, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận hàng trăm đến hàng nghìn chuyên gia bảo mật toàn cầu, qua đó nâng cao khả năng phát hiện và khắc phục lỗ hổng sớm hơn.
>>> Xem thêm:
- Chi phí thiết kế app, duy trì app trên CH Play, App Store 2025
- 16 ứng dụng thiết kế đồ họa miễn phí, tốt nhất 2025-Tải ngay
- MFA là gì? Tìm hiểu xác thực đa yếu tố & vai trò trong bảo mật hiện đại

Xu hướng Crowdsourced Security
So sánh lợi ích của Bug Bounty với các dịch vụ Pentest truyền thống
Khi so sánh với dịch vụ kiểm thử bảo mật truyền thống, chương trình Bug Bounty mang lại nhiều lợi ích đáng kể, cụ thể.
Dễ phát hiện lỗi hơn
So với nhóm Pentester giới hạn trong các dự án pentest truyền thống (thường chỉ từ 3–5 người), mô hình Bug Bounty tận dụng sức mạnh từ cộng đồng hàng trăm đến hàng nghìn chuyên gia bảo mật trên toàn thế giới. Khi nhiều chuyên gia cùng tham gia rà soát hệ thống, khả năng phát hiện lỗi sẽ cao hơn đáng kể. Ngoài ra, trong khi pentest thường bị giới hạn bởi thời gian cố định, các chuyên gia trong chương trình Bug Bounty làm việc với động lực trực tiếp từ phần thưởng và niềm đam mê khám phá, giúp họ sẵn sàng đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn để tìm ra lỗ hổng.
Khả năng tùy biến cao
Bug Bounty mang lại sự linh hoạt cao cho doanh nghiệp trong việc thiết kế chương trình kiểm thử. Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức công khai, riêng tư hoặc giới hạn, tùy chỉnh phạm vi kiểm thử theo subdomain hoặc loại ứng dụng cụ thể, đồng thời chủ động xác định ngân sách và mức thưởng theo mức độ nghiêm trọng của lỗi. Bạn cũng có thể mời các chuyên gia có chứng chỉ uy tín hoặc chọn mở rộng ra toàn bộ cộng đồng. Thêm vào đó, việc tích hợp báo cáo vào các công cụ như Trello hay Slack giúp việc theo dõi và xử lý lỗi trở nên dễ dàng hơn.
Tối ưu chi phí
Khác với pentest truyền thống, bạn phải trả chi phí cố định bất kể có phát hiện lỗi hay không thì Bug Bounty hoạt động theo mô hình “trả tiền theo kết quả”. Doanh nghiệp chỉ chi tiền cho những lỗi đã được phát hiện và xác minh, với mức thưởng đã xác định từ trước. Điều này giúp kiểm soát ngân sách chặt chẽ, đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, startup hoặc các tổ chức có ngân sách giới hạn. Chương trình cũng có thể được chia thành nhiều giai đoạn, giúp doanh nghiệp dễ dàng phân bổ ngân sách theo từng thời điểm cụ thể.
Thời gian linh hoạt
Các dịch vụ pentest truyền thống chỉ thực hiện trong thời gian ngắn và cố định, dễ bỏ sót lỗi nếu phần mềm có thay đổi sau đó. Ngược lại, Bug Bounty hoạt động liên tục 24/7. Mỗi khi có chuyên gia phát hiện lỗi, họ có thể gửi báo cáo ngay lập tức. Với cộng đồng toàn cầu từ nhiều múi giờ khác nhau, các báo cáo lỗ hổng được cập nhật thường xuyên và kịp thời, giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng trước các nguy cơ bảo mật.
Đáp ứng nhu cầu phát triển liên tục
Trong môi trường công nghệ thay đổi nhanh chóng, mỗi lần cập nhật sản phẩm đều có nguy cơ phát sinh lỗi bảo mật mới. Nếu phải thuê dịch vụ pentest sau mỗi lần cập nhật, chi phí sẽ rất cao và thiếu hiệu quả. Bug Bounty là giải pháp linh hoạt: doanh nghiệp có thể tùy chọn phạm vi và thời gian kiểm thử phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Quan trọng hơn, nếu không phát hiện lỗ hổng, doanh nghiệp không cần phải trả thêm chi phí. Ngược lại, nếu có lỗi nghiêm trọng, ngân sách chỉ được sử dụng cho các phát hiện thực sự có giá trị.
>>> Xem thêm:
- RFI là gì? Vai trò của yêu cầu thông tin trong kinh doanh
- AES là gì? Tiêu chuẩn mã hóa dữ liệu và các chế độ hoạt động của AES
- RSA là gì? Cách mã hóa RSA hoạt động và ứng dụng trong chữ ký số

Các nền tảng Bug Bounty phổ biến hiện nay
Các nền tảng Bug Bounty (của bên thứ ba) giúp doanh nghiệp tổ chức chương trình dễ dàng và tiếp cận cộng đồng chuyên gia rộng lớn. Dưới đây là một số nền tảng uy tín:
HackerOne
Một trong những nền tảng lâu đời và nổi tiếng nhất thế giới, thành lập năm 2012 tại San Francisco (Mỹ). HackerOne kết nối doanh nghiệp với cộng đồng hacker mũ trắng khổng lồ đến năm 2020 mạng lưới đã lên tới 700.000 chuyên gia bảo mật toàn cầu. Nhiều tập đoàn hàng đầu như Google, Twitter, Uber, và cả các cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng HackerOne cho chương trình Bug Bounty và VDP của mình.
WhiteHub
Nền tảng Bug Bounty đầu tiên tại Việt Nam, ra mắt tháng 4/2019 do CyStack phát triển. WhiteHub đã thu hút cộng đồng hơn 500 chuyên gia bảo mật Việt và khu vực, triển khai chương trình cho nhiều công ty trong nước (VinID, Giaohangtietkiem, Vntrip, Luxstay…). Thông qua WhiteHub, doanh nghiệp Việt có thể dễ dàng tổ chức chương trình săn lỗi bài bản với chi phí hợp lý và kết nối các chuyên gia trong nước.
Bugcrowd
Ra đời năm 2011 tại San Francisco, Bugcrowd cung cấp nhiều dịch vụ dựa trên crowdsourced security, bao gồm Bug Bounty, Vulnerability Disclosure, Next-Gen Pentest và Bug Bash. Họ là đối tác bảo mật của các thương hiệu lớn như Tesla, Mastercard và Motorola. Tính đến nay, Bugcrowd vẫn là một trong những nền tảng quan trọng cho các doanh nghiệp muốn công bố chương trình săn lỗi.
SafeVuln
Nền tảng Bug Bounty do Tập đoàn Viettel phát triển (thuộc Viettel Cyber Security), cũng là một trong những nền tảng đầu tiên tại Việt Nam. SafeVuln kết nối các nhà nghiên cứu an toàn thông tin với doanh nghiệp có nhu cầu kiểm tra lỗ hổng. Khi lỗ hổng được xác nhận qua SafeVuln, nhà nghiên cứu sẽ nhận được tiền thưởng theo chính sách đã công bố.
Synack
Phát triển tại Mỹ, Synack là nền tảng kết hợp giữa bug bounty và dịch vụ kiểm thử bảo mật cao cấp. Khác với các nền tảng công khai, Synack sử dụng mô hình invite-only và bảo mật thông tin chương trình rất chặt chẽ: khách hàng hầu như không công bố chi tiết chương trình, và chỉ có các hacker được kiểm duyệt mới được mời tham gia. Mạng lưới của Synack gồm các chuyên gia được tuyển chọn kỹ lưỡng (Synack Red Team).
BugRank
Một nền tảng Bug Bounty mã nguồn mở, phi lợi nhuận do VNSecurity Foundation và Trung tâm Giám sát An toàn mạng Quốc gia (NCSC) hợp tác phát triển. BugRank cho phép các tổ chức đưa chương trình săn lỗi của mình lên cộng đồng toàn cầu một cách miễn phí, đồng thời cam kết tập trung tạo cộng đồng hacker mũ trắng chất lượng. Đây là một lựa chọn mới mẻ cho các tổ chức muốn tận dụng crowdsourced security tại Việt Nam và quốc tế.
Yeswehack
YesWeHack là nền tảng săn lỗi của châu Âu, kết nối hơn 21.000 chuyên gia từ hơn 170 quốc gia với các tổ chức toàn cầu. YesWeHack cung cấp chương trình Bug Bounty lẫn giải pháp VDP, đồng thời nhấn mạnh đến quy trình minh bạch và quyền riêng tư thông tin của các bên tham gia.
>>> Xem thêm:
- CSRF là gì? Kỹ thuật tấn công và cách phòng chống CSRF hiệu quả
- Threat Intelligence là gì? Định hướng mới trong lĩnh vực an ninh mạng
- OWASP là gì? 10 lỗ hổng và rủi ro bảo mật hàng đầu theo OWASP

Những điều cần biết khi tham gia chương trình Bug Bounty
Khi tham gia một chương trình Bug Bounty, bạn cần nắm rõ phạm vi hoạt động, cách tính phần thưởng cũng như loại chương trình mình đang tham gia.
Các loại chương trình Bug Bounty phổ biến
Trên các nền tảng Bug Bounty thường có ba loại chương trình chính
- Bug Bounty Program (BBP): Đây là loại chương trình phổ biến nhất. Người tham gia sẽ được nhận tiền mặt nếu tìm ra lỗ hổng bảo mật hợp lệ. Mỗi chương trình sẽ có chính sách thưởng riêng dựa theo độ nghiêm trọng và tác động thực tế của lỗi.
- Vulnerability Disclosure Program (VDP): Khác với BBP, chương trình này không trao tiền thưởng mà thay vào đó là điểm thưởng. Những điểm này có thể giúp bạn được mời tham gia các chương trình riêng tư. Mục tiêu chính của VDP là khuyến khích người dùng báo cáo lỗ hổng một cách có trách nhiệm để tăng cường bảo mật.
- Private Program: Đây là các chương trình bí mật chỉ dành cho một số chuyên gia được mời tham gia. Chúng thường cung cấp nhiều tài nguyên hơn, giúp việc tìm lỗi dễ hơn, nhưng cũng yêu cầu người tham gia có thành tích nổi bật để được mời vào.
>>> Xem thêm:
- Cyber Security là gì? Tổng hợp 9 loại Cyber Security phổ biến hiện nay
- HTTPS là gì? Điểm khác nhau giữa HTTP và HTTPS?
Quy tắc của chương trình Bug Bounty
Mỗi chương trình sẽ đưa ra phạm vi cụ thể tức là danh sách các hệ thống, tên miền hoặc ứng dụng được phép kiểm thử. Lỗi chỉ được tính hợp lệ nếu nằm trong phạm vi này. Đồng thời, chương trình cũng liệt kê rõ những lỗi nào không được trả thưởng, ví dụ:
- Tấn công từ chối dịch vụ (DoS/DDoS) hoặc lỗi gây mất dịch vụ không mang tính khai thác bảo mật.
- Clickjacking không tạo rủi ro đáng kể.
- Self-XSS (người dùng tự khai thác XSS trên chính thiết bị của mình).
- Spam, giả mạo email hoặc phishing cơ bản.
- Kiểm tra giới hạn tần suất nhưng không xâm phạm dữ liệu.
- Lỗi trên phiên bản cũ hoặc đã hết hạn sử dụng.
- Các lỗi cấu hình bảo mật cơ bản không gây hậu quả rõ rệt.
Miễn là lỗi của bạn không thuộc danh sách “ngoài phạm vi trả thưởng”, nó sẽ được xem xét và đánh giá thưởng theo mức độ rủi ro bảo mật.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách bảo mật cho website WordPress tốt nhất

Tiền thưởng theo mức độ
Phần thưởng trong các chương trình Bug Bounty thường được chia theo mức độ nghiêm trọng của lỗ hổng, phổ biến nhất là: Low – Medium – High – Critical, dựa trên thang điểm CVSS. Ví dụ:
- Low: 500.000 VNĐ
- Medium: 2.000.000 VNĐ
- High: 5.000.000 VNĐ
- Critical: 15.000.000 VNĐ
Ngoài ra, một số nền tảng như Bugcrowd sử dụng hệ thống riêng như VRT, phân cấp từ P5 (thấp) đến P1 (nguy hiểm nhất). Dù dùng hệ thống nào, nguyên tắc vẫn giống nhau: lỗ hổng càng nguy hiểm thì mức thưởng càng cao. Trước khi tham gia, bạn nên đọc kỹ chính sách thưởng của từng chương trình để xác định rõ quy tắc tính điểm và phạm vi chi trả tương ứng.
Bug Bounty không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao bảo mật mà còn tạo ra môi trường hợp tác hiệu quả giữa các chuyên gia và đơn vị tổ chức. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp an ninh mạng linh hoạt, tối ưu chi phí và phù hợp với xu hướng crowdsourcing, hãy liên hệ TopOnTech để được tư vấn ngay.
TopOnTech là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số toàn diện, cung cấp các giải pháp thiết kế website, phát triển ứng dụng, và xây dựng hệ thống quản trị tối ưu cho doanh nghiệp.
TopOnTech nổi bật với các gói dịch vụ linh hoạt, cá nhân hóa theo từng nhu cầu cụ thể, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận công nghệ, tối ưu vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Với định hướng “Công nghệ vì con người”, TopOnTech không chỉ mang lại hiệu quả kỹ thuật mà còn tạo kết nối cảm xúc giữa thương hiệu và người dùng.
Khách hàng quan tâm đến các giải pháp số của TopOnTech có thể tìm hiểu thêm tại trang Tin tức.
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN VÀ NHẬN GÓI AUDIT WEBSITE MIỄN PHÍ NGAY HÔM NAY tại: https://topon.tech/en/contact/
Thông tin liên hệ TopOnTech:
- Hotline: 0906 712 137
- Email: long.bui@toponseek.com
- Địa chỉ: 31 Hoàng Diệu, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam