Tiêu chuẩn PCI DSS là gì và tại sao tiêu chuẩn này lại trở thành “chuẩn mực vàng” trong việc bảo vệ dữ liệu ngành thẻ thanh toán? Bài viết dưới đây của TopOnTech sẽ giúp bạn hiểu rõ PCI DSS là gì, PCI DSS là viết tắt của từ gì cũng như yêu cầu và lợi ích mà chứng chỉ này mang lại.
>>> Xem thêm: Threat Intelligence là gì? Định hướng mới trong lĩnh vực an ninh mạng
Mục lục
ToggleTiêu chuẩn PCI DSS là gì?
PCI DSS viết tắt của từ Payment Card Industry Data Security Standard – Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành thẻ thanh toán, là một tập hợp các quy định nghiêm ngặt về chính sách bảo mật, quy trình kỹ thuật, phần mềm và hệ thống mạng, nhằm giúp các tổ chức bảo vệ thông tin thẻ khi thực hiện giao dịch qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các hình thức thanh toán điện tử khác.
PCI DSS được phát triển vào năm 2004 bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật PCI bao gồm 5 thành viên: Visa, MasterCard, American Express, Discover và JCB.
Mặc dù không phải là một đạo luật hay quy định pháp lý, tiêu chuẩn PCI DSS lại là một phần bắt buộc trong các thỏa thuận hợp đồng giữa doanh nghiệp và tổ chức thanh toán. Các tổ chức xử lý, truyền tải hoặc lưu trữ dữ liệu thẻ đều cần tuân thủ để xây dựng và duy trì môi trường giao dịch an toàn, bảo vệ khách hàng khỏi nguy cơ lạm dụng thông tin.
Để hiểu rõ hơn PCI DSS là gì và tại sao tiêu chuẩn này lại quan trọng trong lĩnh vực bảo mật thanh toán, hãy cùng TopOnTech khám phá chi tiết qua những nội dung tiếp theo trong bài viết.
>>> Xem thêm: DNS 1.1.1.1 là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và thay đổi DNS 1.1.1.1 nhanh chóng

PCI DSS là tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành thẻ thanh toán (Nguồn: Internet)
>> Xem thêm:
- HSTS là gì? Nguyên lý hoạt động, cách bật, tắt của cơ chế bảo mật HSTS
- Chứng chỉ SSL là gì? Giải pháp bảo mật tối ưu cho website & dữ liệu người dùng
- MFA là gì? Tìm hiểu xác thực đa yếu tố & vai trò trong bảo mật hiện đại
Tổ chức nào cần tuân thủ tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS?
- Doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng thẻ: Dù bạn bán hàng trực tiếp, qua website hay qua ứng dụng, chỉ cần có hỗ trợ thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, bạn đều cần tuân thủ PCI DSS. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thật sự hiểu rõ PCI DSS là gì, dẫn đến việc lơ là trong triển khai, gây ra rủi ro mất dữ liệu thẻ của khách hàng.
- Doanh nghiệp sử dụng bên thứ ba để xử lý thanh toán: Việc ký hợp đồng với đơn vị xử lý thanh toán không miễn trừ trách nhiệm bảo mật. Chính doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu trong PCI DSS.
- Đơn vị trung gian xử lý thanh toán: Các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán, lưu trữ hoặc truyền tải dữ liệu thẻ thay thế doanh nghiệp khác cũng bắt buộc phải tuân thủ PCI DSS.
- Doanh nghiệp đa vai trò: Nếu bạn vừa bán hàng vừa cung cấp dịch vụ thanh toán cho các bên khác, thì càng cần thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn bảo mật này để đảm bảo an toàn.
>>> Xem thêm: DNS 8.8.8.8 là gì? Hướng dẫn cách thay đổi DNS 8.8.8.8 dễ dàng

Tổ chức lưu trữ, xử lý thông tin liên quan đến thẻ thanh toán cần tuân thủ tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS (Nguồn: Internet)
Mục tiêu trọng tâm của tiêu chuẩn PCI DSS là gì?
PCI DSS được triển khai nhằm bảo vệ thông tin thẻ thanh toán của khách hàng bao gồm số thẻ, ngày hết hạn và mã bảo mật. Mục đích chính của tiêu chuẩn này ngăn chặn nguy cơ bị đánh cắp, gian lận hay rò rỉ dữ liệu trong quá trình giao dịch bằng thẻ.
Việc tuân thủ PCI DSS không chỉ thể hiện cam kết bảo mật thông tin khách hàng, mà còn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang thực hiện theo những nguyên tắc và quy trình quản lý dữ liệu thanh toán chuẩn mực. Điều này góp phần nâng cao uy tín thương hiệu, đồng thời củng cố niềm tin từ phía khách hàng, đối tác và các tổ chức tài chính liên quan.
>>> Xem thêm:
- SOC là gì? Tìm hiểu Security Operations Center (SOC)
- Bảo mật website là gì? Tầm quan trọng và cách giữ cho website an toàn

Tiêu chuẩn PCI DSS giúp bảo vệ thông tin thẻ thanh toán, ngăn chặn rò rỉ dữ liệu (Nguồn: Internet)
Phân loại mức độ tuân thủ PCI DSS: Theo quy mô giao dịch và loại hình tổ chức
Tiêu chuẩn PCI DSS chia doanh nghiệp thành các cấp độ (Level) khác nhau, dựa trên số lượng giao dịch thẻ Visa/Mastercard mà họ xử lý hằng năm. Việc hiểu rõ PCI DSS là gì giúp doanh nghiệp xác định chính xác cấp độ tương ứng, từ đó áp dụng đúng yêu cầu tuân thủ: từ tự đánh giá (SAQ) cho đến kiểm toán đầy đủ bởi tổ chức QSA và nộp báo cáo ROC.
1. Merchant (Đơn vị chấp nhận thanh toán)
Cấp độ | Số giao dịch/năm | Yêu cầu tuân thủ |
Level 1 | Trên 6 triệu | Phải thuê tổ chức QSA đánh giá, nộp ROC và AOC hàng năm. |
Level 2 | 1 – 6 triệu | Tự đánh giá bằng SAQ D, quét bảo mật hàng quý, nộp AOC. |
Level 3 | 20.000 – 1 triệu (e-commerce) | SAQ A, A-EP, hoặc D tùy mô hình, quét bảo mật định kỳ. |
Level 4 | Dưới 20.000 | SAQ đơn giản (A, B…), có thể không bắt buộc báo cáo lên PCI SSC (tùy yêu cầu ngân hàng). |
2. Service Provider (Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán/hạ tầng)
Cấp độ | Số giao dịch/năm | Yêu cầu tuân thủ |
Level 1 | Trên 300.000 | Bắt buộc QSA kiểm toán, nộp ROC và AOC. |
Level 2 | Dưới 300.000 | Có thể tự đánh giá bằng SAQ D nếu được ngân hàng cho phép. |
Trong đó:
- ROC (Report on Compliance) là báo cáo kiểm toán chi tiết do đơn vị kiểm toán bảo mật độc lập (QSA – Qualified Security Assessor) thực hiện. Chỉ bắt buộc đối với Merchant và Service Provider cấp độ 1.
- AOC (Attestation of Compliance) là bản cam kết tuân thủ PCI DSS do doanh nghiệp tự điền hoặc do QSA cung cấp (nếu kiểm toán). Bắt buộc đối với tất cả cấp độ, bao gồm cả doanh nghiệp tự đánh giá. Đây là tài liệu không thể thiếu khi một tổ chức muốn chứng minh với đối tác hoặc ngân hàng rằng mình đã hiểu và thực hiện đúng các yêu cầu trong PCI DSS là gì.
- SAQ (Self-Assessment Questionnaire) là bộ câu hỏi tự đánh giá an toàn thông tin, gồm nhiều mẫu khác nhau như SAQ A, A-EP, B, C, D… Dạng SAQ phù hợp sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh và phương thức xử lý, lưu trữ, truyền dữ liệu thẻ.

Các mức độ tuân thủ tiêu chuẩn PCI DSS (Nguồn: Internet)
>> Xem thêm:
- HTTPS là gì? Điểm khác nhau giữa HTTP và HTTP? Tại sao nên sử dụng HTTPS?
- DNS over HTTPS là gì? Cách kích hoạt
- Mã hóa tiêu chuẩn TLS là gì? Chức năng & cơ chế hoạt động
Cập nhật mới nhất về PCI DSS: Phiên bản 4.0 và 4.0.1
Tiêu chuẩn PCI DSS là gì không chỉ là một bộ quy tắc cứng nhắc, mà đang dần chuyển mình để thích ứng với các xu hướng bảo mật hiện đại. Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là phiên bản PCI DSS 4.0, được công bố chính thức bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật PCI (PCI SSC) vào tháng 3/2022, cùng bản cập nhật 4.0.1 vào tháng 11/2023. Đây là lần cập nhật lớn đầu tiên kể từ phiên bản 3.2.1 (2018), đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong cách tiếp cận bảo vệ dữ liệu thẻ thanh toán toàn cầu.
Những thay đổi đáng chú ý trong PCI DSS 4.0
- Linh hoạt hơn trong cách tuân thủ: Doanh nghiệp có thể áp dụng “Customized Approach” nếu chứng minh đạt được cùng mục tiêu bảo mật, thay vì phải tuân thủ máy móc từng yêu cầu.
- Mở rộng yêu cầu MFA: Xác thực đa yếu tố giờ đây áp dụng cho cả truy cập nội bộ vào hệ thống lưu trữ dữ liệu thẻ (CDE), không chỉ truy cập từ xa.
- Tăng cường kiểm soát truy cập & nhật ký: Nâng cấp các yêu cầu về phân quyền, giám sát, quản lý tài khoản có quyền đặc biệt.
- Nâng chuẩn kiểm thử bảo mật: Pen-test phải chứng minh hiệu quả của phân tách mạng (segmentation), không chỉ kiểm tra hình thức.
- Đánh giá rủi ro định kỳ: Không còn áp dụng tần suất cứng nhắc, tổ chức phải tự xác định lịch đánh giá phù hợp với quy mô và rủi ro thực tế.
Phiên bản 4.0.1 không thay đổi nội dung bảo mật mà chỉ sửa lỗi ngữ nghĩa và rõ nghĩa thuật ngữ trong văn bản 4.0 gốc.
>>> Xem thêm: OWASP là gì? 10 lỗ hổng và rủi ro bảo mật hàng đầu theo OWASP
12 yêu cầu cốt lõi trong tiêu chuẩn PCI DSS là gì?
Khi tìm hiểu PCI DSS là gì, bạn không thể bỏ qua 12 yêu cầu cốt lõi mà mọi tổ chức cần tuân thủ để đảm bảo an toàn dữ liệu thẻ thanh toán trong quá trình lưu trữ, xử lý và truyền tải.
1. Thiết lập và duy trì tường lửa để bảo vệ dữ liệu thẻ
Mật khẩu mặc định và các thiết lập bảo mật ban đầu thường dễ bị hacker khai thác. Để giảm nguy cơ bị tấn công, doanh nghiệp cần thay đổi toàn bộ mật khẩu và thông số bảo mật mặc định ngay sau khi cài đặt hệ thống. Việc này giúp hạn chế lỗ hổng và tăng cường bảo vệ cho hệ thống thông tin và dữ liệu thẻ của khách hàng. Đây cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc trong bộ tiêu chuẩn PCI DSS là gì mà nhiều tổ chức tài chính và đơn vị xử lý thẻ cần tuân thủ nghiêm ngặt.
Mục tiêu: Ngăn chặn truy cập trái phép từ các mạng không tin cậy vào môi trường dữ liệu chủ thẻ (Cardholder Data Environment – CDE).
Thực hiện:
- Doanh nghiệp phải định nghĩa các chính sách lọc lưu lượng đến và đi từ mạng nội bộ. Chỉ những cổng và giao thức cần thiết mới được phép.
- Ví dụ: Cho phép HTTP/HTTPS ra ngoài, chặn Telnet và các giao thức không mã hóa.
- Tường lửa phải được cấu hình riêng biệt cho từng vùng mạng (ex: DMZ, nội bộ, internet).
- Các thay đổi cấu hình tường lửa phải được ghi lại (audit logs), phê duyệt trước khi triển khai.
Ví dụ thực tế: Một hệ thống POS (point-of-sale) của chuỗi bán lẻ cần phân tách lưu lượng internet ra ngoài bằng tường lửa, chỉ cho phép giao tiếp đến gateway thanh toán qua cổng 443.
2. Không dùng mật khẩu mặc định và thông số bảo mật sẵn có
Mật khẩu mặc định và các thiết lập bảo mật ban đầu thường dễ bị hacker khai thác. Để giảm nguy cơ bị tấn công, doanh nghiệp cần thay đổi toàn bộ mật khẩu và thông số bảo mật mặc định ngay sau khi cài đặt hệ thống. Việc này giúp hạn chế lỗ hổng và tăng cường bảo vệ cho hệ thống thông tin và dữ liệu thẻ của khách hàng.
Mục tiêu: Loại bỏ các thông tin đăng nhập mặc định – vốn là mục tiêu hàng đầu của hacker trong các cuộc tấn công tự động.
Thực hiện:
- Thay toàn bộ user/password mặc định của router, camera, máy POS…
- Gỡ hoặc vô hiệu hóa các tài khoản hệ thống không cần thiết.
- Thay đổi cấu hình SNMP mặc định (ex: public/private).
- Thực hiện 2FA cho tài khoản quản trị.
Ví dụ thực tế: Thiết bị POS mới được lắp đặt không được sử dụng user/pass mặc định như admin/admin
. Phải đặt lại theo chuẩn của tổ chức (ít nhất 12 ký tự, có chữ hoa, số, ký tự đặc biệt…).
3. Bảo vệ an toàn dữ liệu thẻ khi lưu trữ
Việc bảo vệ dữ liệu chủ thẻ là ưu tiên hàng đầu trong mọi hệ thống thanh toán. Doanh nghiệp cần triển khai các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt như mã hóa dữ liệu, giới hạn quyền truy cập và kiểm soát lỗ hổng bảo mật để giữ cho thông tin luôn an toàn và nguyên vẹn.
Mục tiêu: Ngăn chặn kẻ tấn công có thể truy cập được dữ liệu thẻ đã lưu trong cơ sở dữ liệu, nhật ký, hệ thống backup.
Thực hiện:
- Dữ liệu PAN (số thẻ) phải được mã hóa mạnh (AES-256), sử dụng HSM hoặc phần mềm mã hóa đã chứng nhận FIPS 140-2.
- Dữ liệu xác minh (CVV2, PIN) tuyệt đối không được lưu sau giao dịch.
- Quản lý chặt chẽ khóa mã hóa, chỉ người có vai trò được chỉ định mới có quyền giải mã.
Ví dụ thực tế: Trong hệ thống đặt vé máy bay online, dữ liệu số thẻ được lưu ở dạng mã hóa trong cơ sở dữ liệu PostgreSQL, và chỉ bộ phận kế toán có quyền giải mã qua HSM nội bộ.
>> Xem thêm:
- 2FA là gì? Hướng dẫn lấy mã & xác thực hai yếu tố
- SSO là gì? Phân loại và cách đăng nhập SSO – Đăng nhập 1 lần
- GDPR là gì? Quy định về luật bảo vệ dữ liệu của EU 2025
4. Mã hóa dữ liệu thẻ khi truyền qua mạng công cộng
Khi dữ liệu chủ thẻ được truyền qua các mạng công cộng như Internet, việc mã hóa thông tin là điều bắt buộc để đảm bảo an toàn. Doanh nghiệp cần sử dụng các giao thức mã hóa mạnh nhằm tạo ra một lớp bảo vệ vững chắc, giúp ngăn chặn kẻ xấu truy cập và giải mã dữ liệu trong quá trình truyền tải.
Mục tiêu: Ngăn ngừa nghe lén, đánh cắp dữ liệu trong quá trình truyền qua Internet hoặc mạng Wi-Fi công cộng.
Thực hiện:
- Mọi dữ liệu thẻ phải đi qua kênh TLS 1.2 hoặc cao hơn (HTTPS).
- Không được sử dụng giao thức không mã hóa như FTP, Telnet.
- Kiểm tra chứng chỉ định kỳ, loại bỏ các thuật toán yếu (MD5, SHA1).
Ví dụ thực tế: Một sàn thương mại điện tử tích hợp thanh toán qua cổng Napas, yêu cầu toàn bộ giao tiếp với Napas phải thực hiện qua HTTPS dùng TLS 1.3 với chứng chỉ số EV.
5. Cài đặt và cập nhật phần mềm diệt virus thường xuyên
Phần mềm độc hại (malware) là mối đe dọa nghiêm trọng, có thể xâm nhập và phá hoại hệ thống máy tính, mạng và thiết bị của người dùng. Hiện nay, các tội phạm mạng liên tục thay đổi cách tấn công, khai thác lỗ hổng mới một cách rất tinh vi. Vì vậy, việc sử dụng và cập nhật thường xuyên phần mềm diệt virus giúp phát hiện các mối nguy mới, bảo vệ dữ liệu và tăng cường an ninh cho hệ thống.
Mục tiêu: Ngăn phần mềm độc hại xâm nhập, ghi lại phím (keylogger), hoặc phá hoại dữ liệu thẻ.
Thực hiện:
- Cài phần mềm chống mã độc được cập nhật tự động, có khả năng phát hiện các loại malware mới nhất.
- Kiểm tra tính năng heuristic để phát hiện hành vi bất thường.
- Quét toàn bộ hệ thống ít nhất mỗi tuần, và sau mỗi lần cập nhật hệ thống.
Ví dụ thực tế: Phòng CNTT của công ty thương mại điện tử cài đặt phần mềm SentinelOne trên toàn bộ endpoint và máy chủ, với dashboard trung tâm giám sát cảnh báo theo thời gian thực.
6. Bảo trì hệ thống, ứng dụng
Các phần mềm, ứng dụng cần được mã hóa và bảo trì định kỳ. Việc áp dụng nguyên tắc mã hóa an toàn và thường xuyên cập nhật, vá lỗi phần mềm giúp hạn chế lỗ hổng và giảm rủi ro tấn công mạng. Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng trong bộ tiêu chuẩn PCI DSS là gì – tiêu chuẩn bảo mật thông tin thẻ thanh toán được áp dụng rộng rãi trong ngành tài chính và thương mại điện tử.
Mục tiêu: Đảm bảo phần mềm nội bộ hoặc ứng dụng của bên thứ ba không có lỗ hổng bảo mật chưa vá.
Thực hiện:
- Áp dụng mô hình SDLC bảo mật (secure development life cycle).
- Phân tích mã nguồn với công cụ SAST/DAST (Static/Dynamic Application Security Testing).
- Cập nhật bản vá phần mềm, hệ điều hành trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát hành bản vá.
Ví dụ thực tế: Công ty fintech triển khai kiểm tra code tự động bằng GitHub Actions với tích hợp SonarQube để phát hiện các lỗi như SQL injection, XSS trước khi đẩy lên staging.
>> Xem thêm:
- React Native là gì? Cách lập trình ứng dụng iOS & Android
- Vulnerability assessment là gì? Giải pháp rà quét và quản lý lỗ hổng bảo mật
- PKI là gì? Tổng quan về Public Key Infrastructure
7. Giới hạn quyền truy cập vào dữ liệu thẻ theo nhu cầu công việc
Quyền truy cập dữ liệu thẻ phải được giới hạn theo phạm vi công việc. Chỉ những nhân sự có thẩm quyền, được phân công cụ thể mới được tiếp cận thông tin nhạy cảm, nhằm giảm thiểu rủi ro từ bên trong tổ chức.
Mục tiêu: Tránh tình trạng “quyền truy cập dư thừa” dẫn đến rủi ro từ bên trong (insider threat).
Thực hiện:
- Áp dụng chính sách “least privilege”.
- Quản lý phân quyền theo vai trò (RBAC – Role-based Access Control).
- Đánh giá quyền truy cập hàng quý, thu hồi tài khoản không dùng.
Ví dụ thực tế: Nhân viên marketing không được phép truy cập vào dữ liệu đặt hàng có thông tin thẻ, dù chỉ để “test API”.
8. Mỗi người dùng hệ thống phải có ID riêng
Một trong những yêu cầu rõ ràng của tiêu chuẩn PCI DSS là gì chính là việc mỗi cá nhân có quyền truy cập hệ thống phải được cấp một mã định danh duy nhất. Điều này giúp theo dõi chính xác hoạt động của từng người dùng, hỗ trợ điều tra sự cố an ninh khi xảy ra và nâng cao trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ an toàn hệ thống.
Mục tiêu: Giúp truy vết hoạt động từng cá nhân, tăng tính minh bạch và trách nhiệm.
Thực hiện:
- Mỗi tài khoản phải là cá nhân hóa, không dùng chung.
- Lưu toàn bộ nhật ký đăng nhập/đăng xuất.
- Triển khai xác thực đa yếu tố (MFA) cho tài khoản có quyền cao.
Ví dụ thực tế: Tài khoản admin trên hệ thống xử lý thanh toán không được dùng chung bởi nhóm devops. Mỗi người phải có user riêng với quyền audit riêng biệt.
9. Kiểm soát truy cập vật lý vào nơi lưu trữ dữ liệu thẻ
Để bảo vệ dữ liệu chủ thẻ khỏi nguy cơ bị đánh cắp hoặc giả mạo, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp kiểm soát truy cập tại trung tâm dữ liệu, thiết bị đầu cuối và khu vực lưu trữ. Việc xác thực nghiêm ngặt, giám sát liên tục và giới hạn quyền truy cập chỉ dành cho người có thẩm quyền là yếu tố then chốt giúp đảm bảo an toàn thông tin.
Mục tiêu: Ngăn người không có thẩm quyền tiếp cận thiết bị chứa dữ liệu thẻ.
Thực hiện:
- Lắp camera giám sát tại phòng máy chủ, lưu trữ video ít nhất 90 ngày.
- Áp dụng xác thực 2 lớp khi vào trung tâm dữ liệu.
- Đăng ký truy cập vật lý bắt buộc qua form/phê duyệt.
Ví dụ thực tế: Khi kỹ sư đến thay ổ cứng máy chủ thanh toán, họ phải có giấy phê duyệt nội bộ và được hộ tống bởi IT admin, mọi thao tác được camera ghi lại.
10. Theo dõi và ghi lại tất cả truy cập vào hệ thống và dữ liệu
Việc giám sát liên tục là cần thiết để phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố bảo mật. Doanh nghiệp phải lưu trữ nhật ký và theo dõi mọi hoạt động truy cập vào tài nguyên mạng cũng như dữ liệu chủ thẻ. Qua đó, tổ chức có thể nhận diện sớm các dấu hiệu bất thường và nguy cơ tiềm ẩn, nâng cao hiệu quả bảo vệ an ninh mạng.
Mục tiêu: Cho phép phát hiện nhanh các hành vi bất thường, hỗ trợ điều tra sau sự cố.
Thực hiện:
- Lưu trữ log đầy đủ gồm: người truy cập, thời gian, hành vi, địa chỉ IP.
- Giám sát log qua hệ thống SIEM (Security Information & Event Management).
- Định kỳ kiểm tra nhật ký, cảnh báo sớm nếu có hoạt động bất thường.
Ví dụ thực tế: Hệ thống SIEM cảnh báo có tài khoản thực hiện 50 lần đăng nhập thất bại trong 3 phút, cảnh báo brute-force, tự động khóa tài khoản.
11. Kiểm tra và đánh giá bảo mật hệ thống định kỳ
Các mối đe dọa mạng liên tục thay đổi và phát triển. Vì vậy, việc kiểm tra và đánh giá lỗ hổng định kỳ là rất cần thiết. Qua những đợt đánh giá này, tổ chức có thể kịp thời phát hiện và khắc phục các điểm yếu, đảm bảo hệ thống luôn được bảo vệ hiệu quả trước các nguy cơ mới.
Mục tiêu: Đảm bảo hệ thống không tồn tại lỗ hổng nghiêm trọng chưa được vá.
Thực hiện:
- Quét lỗ hổng nội bộ và bên ngoài mỗi quý bằng công cụ như Nessus, Qualys.
- Pen-test ít nhất 1 lần/năm hoặc sau thay đổi lớn.
- Sửa lỗi trong vòng 30 ngày sau khi phát hiện.
Ví dụ thực tế: Công ty tổ chức kiểm thử thâm nhập (pentest) bởi bên thứ ba độc lập và gửi kết quả kèm báo cáo ROC để hoàn tất SAQ D.
12. Xây dựng và duy trì chính sách bảo mật cho toàn nhân viên
An ninh thông tin của tổ chức chỉ thực sự vững chắc khi tất cả nhân viên hiểu rõ và nghiêm túc thực hiện các chính sách bảo mật. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách bảo mật rõ ràng và tổ chức đào tạo thường xuyên, đồng thời thúc đẩy văn hóa bảo mật để mỗi nhân viên nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ dữ liệu, từ đó nâng cao hiệu quả an toàn thông tin toàn diện. Đây cũng là nội dung cốt lõi trong bộ tiêu chuẩn PCI DSS là gì mà các tổ chức xử lý dữ liệu thẻ cần thực hiện để đảm bảo tuân thủ và giảm thiểu rủi ro vi phạm.
Mục tiêu: Nâng cao nhận thức bảo mật, đảm bảo mọi cá nhân đều hiểu vai trò của mình trong bảo vệ dữ liệu.
Thực hiện:
- Xây dựng chính sách bằng văn bản, ký xác nhận từng năm.
- Tổ chức đào tạo định kỳ (online hoặc trực tiếp).
- Có hướng dẫn hành động khi xảy ra vi phạm.
Ví dụ thực tế: Nhân viên vi phạm gửi dữ liệu thẻ qua email cá nhân sẽ bị đình chỉ và điều tra theo chính sách vi phạm mức độ cao.

12 yêu cầu trong của chứng chỉ PCI DSS – PCI DSS certification (Nguồn: Internet)
>> Xem thêm:
- CSP là gì? Tổng hợp thông tin chính sách bảo mật nội dung từ A – Z
- CSRF là gì? Kỹ thuật tấn công và cách phòng chống CSRF hiệu quả
- XSS là gì? Kỹ thuật tấn công XSS, cách kiểm tra và ngăn chặn hiệu quả
Câu hỏi thường gặp về PCI DSS là gì
1. PCI DSS viết tắt của từ gì?
PCI DSS viết tắt của từ Payment Card Industry Data Security Standard. Đây là tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu dành riêng cho ngành thẻ thanh toán.
2. Chứng chỉ PCI DSS là gì?
Chứng chỉ PCI DSS (PCI DSS certification) là tiêu chuẩn bảo mật do Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật ngành thẻ thanh toán (PCI SSC) thiết lập. Chứng chỉ này quy định một số yêu cầu bắt buộc để bảo vệ thông tin thẻ thanh toán, giúp ngăn chặn rủi ro gian lận và bảo vệ dữ liệu khách hàng trong các giao dịch thẻ.
3. Tiêu chuẩn PCI DSS có bao nhiêu mục tiêu chính và yêu cầu?
Tiêu chuẩn PCI DSS có 3 mục tiêu và 12 yêu cầu.
Cụ thể, 3 mục tiêu trọng tâm đó là:
- Bảo vệ dữ liệu thẻ thanh toán, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và đánh cắp thông tin
- Nâng cao uy tín thương hiệu
- Củng cố niềm tin với khách hàng và đối tác.
12 yêu cầu của tiêu chuẩn PCI DSS là:
- Thiết lập và duy trì tường lửa để bảo vệ dữ liệu thẻ
- Không dùng mật khẩu mặc định và thông số bảo mật sẵn có
- Bảo vệ an toàn dữ liệu thẻ khi lưu trữ
- Mã hóa dữ liệu thẻ khi truyền qua mạng công cộng
- Cài đặt và thường xuyên cập nhật phần mềm diệt virus
- Bảo trì hệ thống, ứng dụng
- Hạn chế quyền truy cập dữ liệu thẻ
- Mỗi người dùng hệ thống phải có ID riêng
- Kiểm soát truy cập vật lý vào nơi lưu trữ dữ liệu thẻ
- Giám sát và ghi lại toàn bộ hoạt động truy cập hệ thống và dữ liệu
- Thực hiện kiểm tra và đánh giá bảo mật hệ thống định kỳ.
- Xây dựng và duy trì chính sách bảo mật cho toàn nhân viên.
4. Các đặc tính của thông tin cần được bảo vệ trong an toàn bảo mật thông tin là gì?
3 đặc tính chính của thông tin cần được bảo vệ trong an toàn bảo mật thông tin:
- Tính bảo mật (Confidentiality): Đảm bảo thông tin chỉ được truy cập bởi những người có quyền, tránh rò rỉ hoặc truy cập trái phép.
- Tính toàn vẹn (Integrity): Đảm bảo thông tin không bị thay đổi, sửa chữa hoặc phá hoại một cách trái phép trong quá trình lưu trữ, truyền tải.
- Tính sẵn sàng (Availability): Đảm bảo thông tin và hệ thống luôn sẵn sàng, có thể truy cập khi cần thiết, tránh gián đoạn hay tấn công làm mất khả năng truy cập.
>> Xem thêm: GDPR là gì? Quy định về luật bảo vệ dữ liệu của EU 2025
5. Chi phí để đạt chứng nhận PCI DSS là bao nhiêu?
Chi phí tuân thủ PCI DSS dao động rất lớn, tùy thuộc vào quy mô, độ phức tạp hệ thống, cấp độ PCI và hình thức đánh giá (tự đánh giá hay kiểm toán bởi QSA). Để xác định chính xác chi phí tuân thủ PCI DSS, bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị tư vấn bảo mật chuyên về PCI DSS hoặc ngân hàng thanh toán bạn đang sử dụng.
6. Không tuân thủ PCI DSS có bị phạt không?
Có. Việc không tuân thủ PCI DSS có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, cả về tài chính, pháp lý và uy tín doanh nghiệp:
- Phí phạt từ tổ chức phát hành thẻ (Visa, Mastercard…):
- Có thể lên đến 5.000 – 100.000 USD/tháng, tùy mức độ vi phạm và thời gian kéo dài.
- Phí này do ngân hàng thanh toán (acquiring bank) áp đặt lại cho merchant hoặc service provider.
- Nguy cơ bị đình chỉ quyền xử lý giao dịch thẻ:
- Tổ chức không tuân thủ có thể bị đưa vào danh sách “thanh toán rủi ro cao”.
- Ngân hàng có thể ngừng cung cấp dịch vụ thanh toán, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.
- Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp rò rỉ dữ liệu:
- Nếu dữ liệu thẻ bị đánh cắp, tổ chức có thể phải chi trả phí thông báo, dịch vụ bảo vệ thông tin cá nhân (credit monitoring), chi phí pháp lý, và thiệt hại từ phía khách hàng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về tiêu chuẩn PCI DSS là gì, đồng thời hiểu rõ các mục tiêu trọng tâm, 12 yêu cầu cốt lõi, cũng như các mức độ tuân thủ tiêu chuẩn này dựa trên quy mô giao dịch. Việc đạt được chứng chỉ PCI DSS (PCI DSS certification) không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán mà còn góp phần xây dựng lòng tin vững chắc từ khách hàng và đối tác trong bối cảnh môi trường số ngày càng phức tạp và nhiều rủi ro.
TopOnTech là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số toàn diện, cung cấp các giải pháp thiết kế website, phát triển ứng dụng, và xây dựng hệ thống quản trị tối ưu cho doanh nghiệp.
TopOnTech nổi bật với các gói dịch vụ linh hoạt, cá nhân hóa theo từng nhu cầu cụ thể, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận công nghệ, tối ưu vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Với định hướng “Công nghệ vì con người”, TopOnTech không chỉ mang lại hiệu quả kỹ thuật mà còn tạo kết nối cảm xúc giữa thương hiệu và người dùng.
Khách hàng quan tâm đến các giải pháp số của TopOnTech có thể tìm hiểu thêm tại trang Tin tức.
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN VÀ NHẬN GÓI AUDIT WEBSITE MIỄN PHÍ NGAY HÔM NAY tại: https://topon.tech/en/contact/
Thông tin liên hệ TopOnTech:
- Hotline: 0906 712 137
- Email: long.bui@toponseek.com
- Địa chỉ: 31 Hoàng Diệu, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam