Offshore development center (ODC) là gì? Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

Offshore development center - Trung tâm phát triển phần mềm ở nước ngoài

Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng cần tối ưu chi phí và mở rộng quy mô nhanh chóng, Offshore development center (ODC) trở thành giải pháp được nhiều công ty công nghệ lựa chọn. Mô hình này giúp tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài, đồng thời đảm bảo hiệu suất phát triển phần mềm. Vậy Offshore development center (ODC) là gì, có những đặc điểm gì nổi bật và làm sao để triển khai hiệu quả? Cùng TopOnTech tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Offshore development center (ODC) là gì?

Offshore Development Center (viết tắt ODC) hay còn gọi là Trung tâm phát triển phần mềm ở nước ngoài, là mô hình hợp tác trong đó công ty thiết lập đội ngũ phát triển phần mềm tại quốc gia khác để tận dụng lợi thế về chi phí và nguồn nhân lực. Khác với hình thức outsourcing truyền thống, ODC hoạt động như một phần mở rộng của công ty mẹ, với đội ngũ nhân sự chuyên biệt và cơ sở hạ tầng riêng.

5 đặc điểm chính của Offshore Development Center: 

  • Tùy chỉnh theo nhu cầu doanh nghiệp: Từ việc xây dựng đội ngũ, thiết lập cơ sở hạ tầng đến quy trình quản lý dự án, mọi yếu tố đều được cá nhân hóa theo yêu cầu của khách hàng.
  • Cam kết dài hạn: ODC được xây dựng để phục vụ mục đích lâu dài, đặc biệt phù hợp cho việc bảo trì, cập nhật sản phẩm liên tục.
  • Linh hoạt và dễ mở rộng: Doanh nghiệp có thể dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô nhân sự và phạm vi công việc theo từng giai đoạn.
  • Hoạt động độc lập: Trung tâm có đầy đủ nhân sự hành chính để tự vận hành mà không làm gián đoạn hoạt động chính của doanh nghiệp.
  • Đội ngũ chuyên dụng: Các lập trình viên trong ODC chỉ làm việc cho một khách hàng duy nhất, đảm bảo sự tập trung và cam kết cao.
ODC là gì? ODC là viết tắt của từ Offshore development center - Trung tâm phát triển phần mềm ở nước ngoài

ODC là gì? ODC là viết tắt của từ Offshore development center – Trung tâm phát triển phần mềm ở nước ngoài (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm:

Ưu điểm & nhược điểm của ODC là gì?

Mô hình Offshore Development Center (ODC) ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như một giải pháp tối ưu trong việc phát triển phần mềm và chuyển đổi số. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích đáng kể về chi phí, chất lượng và tốc độ triển khai, mô hình này cũng tồn tại những thách thức nhất định. Việc hiểu rõ ưu, nhược điểm của ODC sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định hợp lý và tận dụng hiệu quả nguồn lực toàn cầu trong quá trình phát triển công nghệ.

Ưu điểm

  • Giảm chi phí đầu tư: Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí thuê văn phòng, trang thiết bị, tuyển dụng cũng như đào tạo.
  • Tiếp cận nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao: Đội ngũ kỹ sư được tuyển chọn kỹ lưỡng, trải qua quá trình đào tạo bài bản để nâng cao tay nghề, sở hữu kinh nghiệm thực chiến cùng chuyên môn vững vàng, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu công nghệ khắt khe.
  • Kiểm soát tiến độ và chất lượng: Các trung tâm phát triển phần mềm áp dụng quy trình làm việc rõ ràng, tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn từ trụ sở chính. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng giám sát tiến độ thực hiện và chất lượng sản phẩm thông qua các công cụ quản lý dự án hiện đại. Nếu phát sinh vấn đề, doanh nghiệp có thể đưa ra phản hồi hoặc yêu cầu điều chỉnh theo mong muốn.
  • Hỗ trợ kỹ thuật liên tục: Đội ngũ kỹ thuật của các trung tâm phát triển phần mềm ODC luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi giai đoạn phát triển của dự án, từ bước lên kế hoạch, triển khai đến vận hành và bảo trì. 
  • Giao dự án đúng hạn: Các phòng ODC luôn đảm bảo tiến độ bàn giao nhờ vào việc tuân thủ chặt chẽ các mốc thời gian và hướng dẫn từ trụ sở chính. Bên cạnh đó, đội ngũ kiến trúc sư luôn phối hợp hiệu quả với nội bộ doanh nghiệp để đảm bảo dự án đạt chất lượng như cam kết và bàn giao đúng thời hạn.
  • Phân bổ nguồn lực linh hoạt: Mỗi dự án sẽ có quy mô, tính chất công việc và yêu cầu khác nhau, do đó trung tâm phát triển offshore (ODC) sẽ phân bổ lại nguồn nhân lực (tăng hoặc giảm số lượng nhân viên) một cách linh hoạt. ODC hoạt động như một phần mở rộng của công ty in-house, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển phòng ban công nghệ thông tin một cách hiệu quả. 
  • Tiết kiệm thời gian triển khai: Với đội ngũ nhân lực sẵn sàng, doanh nghiệp có thể khởi động dự án ngay mà không phải tốn thời gian cho quá trình tuyển dụng, đào tạo hay xây dựng cơ sở hạ tầng.
  • Khả năng đổi mới sáng tạo: ODC mang đến nhiều ý tưởng công nghệ tiên tiến nhờ vào sự góp mặt của các chuyên gia có kinh nghiệm toàn cầu, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến trình đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.
  • Tiếp cận chuyên gia đa lĩnh vực: Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các chuyên gia công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, bảo mật, điện toán đám mây… mà không cần phải xây dựng đội ngũ nội bộ từ đầu.

Nhược điểm

  • Rào cản văn hóa: Doanh nghiệp có thể gặp thách thức lớn về ngôn ngữ, phong cách làm việc, giao tiếp khi hợp tác với các trung tâm phát triển Offshore ở các quốc gia có nền văn hóa khác nhau.
  • Khó khăn trong giao tiếp từ xa: Sự chênh lệch về múi giờ và khoảng cách địa lý giữa đội ngũ offshore và khách hàng có thể gây trở ngại trong quá trình kết nối khi làm việc.
  • Nguy cơ bảo mật thông tin: Việc bảo mật thông tin trong môi trường làm việc từ xa là một thách thức lớn, đặc biệt khi công ty khách hàng chia sẻ dữ liệu với trung tâm ODC. Việc rò rỉ thông tin có thể xảy ra, đặc biệt ở một số quốc gia nơi trung tâm ODC đặt trụ sở, chính phủ có thể yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu nhạy cảm mà công ty khách hàng muốn bảo mật.
  • Vấn đề pháp lý: Một số quốc gia có các quy định hạn chế đối với các công ty nước ngoài, điều này có thể gây khó khăn cho các trung tâm ODC trong việc thiết lập chi nhánh hoặc pháp nhân tại những quốc gia đó. Vì vậy, trước khi hợp tác với trung tâm ODC ở các quốc gia khác, công ty khách hàng cần nghiên cứu kỹ lưỡng các chính sách và quy định pháp lý của quốc gia đó để đảm bảo quá trình hợp tác diễn ra suôn sẻ.
  • Thách thức trong quản lý: Mặc dù công nghệ hiện nay có thể đáp ứng được các yêu cầu của mô hình làm việc từ xa, nhưng giao tiếp từ xa vẫn gặp không ít khó khăn nhất định. Vì vậy, các nhà quản lý từ trụ sở chính cần phải đảm bảo đội ngũ nhân viên làm việc từ xa hoàn toàn hiểu rõ các yêu cầu và mong đợi đưa ra.

>>> Xem thêm:

  • CSRF là gì? Cách phòng chống tấn công từ CSRF hiệu quả
  • WCAG là gì? Cách cải thiện khả năng tiếp cận website
Ưu, nhược điểm của OCD Project

ODC mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí, mở rộng quy mô, nhưng cũng đi kèm với những thách thức về quản lý và bảo mật (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm:

Các mô hình hoạt động của Offshore development center

Dưới đây là ba mô hình Offshore development center phổ biến hiện nay:

Software ODC Classic

Mô hình ODC Classic cung cấp một đội ngũ phát triển phần mềm chuyên dụng, thường bao gồm ít nhất 4 thành viên và 1 trưởng nhóm. Đội ngũ này làm việc chặt chẽ với khách hàng, đảm bảo sản phẩm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và kinh doanh. Phương pháp Agile, đặc biệt là Scrum, thường được áp dụng để tối ưu hóa quy trình phát triển và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Software ODC Branded

ODC Branded là mô hình dành cho doanh nghiệp muốn thiết lập và kiểm soát tổ chức phát triển phần mềm của riêng mình. Đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, nhân sự, pháp lý và vận hành hàng ngày, giúp doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng hiện diện thương hiệu tại địa phương với chi phí tối ưu.

Software ODC Trust

ODC Trust phù hợp với các doanh nghiệp yêu cầu mức độ bảo mật và bảo vệ dữ liệu cao. Mô hình này đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt, như ISO 27001, và cung cấp các biện pháp bảo vệ dữ liệu toàn diện, giúp khách hàng yên tâm về an ninh thông tin trong quá trình phát triển phần mềm. ​

Các mô hình hoạt động của Offshore development center

Các mô hình ODC gồm Classic, Branded và Trust (Nguồn: TOT)

Tiêu chí lựa chọn đơn vị cung cấp Offshore development center uy tín

Việc lựa chọn đối tác Offshore development center phù hợp là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công cho dự án phần mềm. Dưới đây là những tiêu chí quan trọng cần xem xét:

Kỹ năng, chất lượng

Đối tác ODC cần sở hữu đội ngũ kỹ sư phần mềm có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và có chứng chỉ quốc tế như AWS, ISTQB, IBM. Ngoài ra, kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự và khả năng áp dụng công nghệ mới là những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Portfolio

Xem xét các dự án mà team ODC đã thực hiện giúp doanh nghiệp đánh giá được năng lực và kinh nghiệm thực tế của nhà cung cấp dịch vụ. Hãy tìm hiểu về các dự án tương tự với nhu cầu của mình, đánh giá mức độ thành công và phản hồi từ khách hàng trước đó để có cái nhìn toàn diện.

Giao tiếp

Khả năng giao tiếp hiệu quả giữa hai bên là yếu tố chủ chốt để đảm bảo dự án được diễn ra suôn sẻ. Đơn vị cung cấp dịch vụ cần có đội ngũ nhân sự thông thạo ngôn ngữ doanh nghiệp đang sử dụng, hiểu rõ văn hóa công ty khách hàng và sẵn sàng lắng nghe, phản hồi kịp thời các yêu cầu, thắc mắc trong quá trình hợp tác.​

Tiêu chí lựa chọn phòng ban Offshore development center

Đánh giá đơn vị cung cấp ODC dựa trên kỹ năng, chất lượng đội ngũ, portfolio và giao tiếp hiệu quả (Nguồn: TOT)

>> Xem thêm:

Công việc cần thực hiện khi khởi động dự án Offshore development center

Khi doanh nghiệp đã hiểu rõ về Offshore Development Center cũng như ODC là gì và lựa chọn quốc gia, công ty cung cấp dịch vụ phù hợp, bước tiếp theo là khởi động dự án. Dưới đây là những công việc quan trọng cần thực hiện để bắt đầu một dự án ODC thành công.

  • Phân loại cấu trúc tổ chức giữa doanh nghiệp và nhóm offshore: Ngay từ đầu, hãy đảm bảo mỗi thành viên đều hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Điều này giúp giảm thiểu xung đột và cải thiện hiệu suất làm việc trong giai đoạn vận hành dự án.
  • Tạo mô tả công việc cho từng vị trí tuyển dụng: Đừng chỉ tập trung vào kỹ năng chuyên môn; hãy đánh giá toàn diện cả kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc nhóm và khả năng thích ứng với văn hóa công ty. Một bản mô tả rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tuyển dụng đúng người, đúng việc.
  • Lập kế hoạch và quy trình đảm bảo tính bảo mật: Kiểm soát quyền truy cập chặt chẽ, xác định thành viên nào có quyền truy cập vào phần nào của dự án. Điều này không chỉ bảo vệ dữ liệu mà còn nâng cao sự minh bạch và an toàn thông tin trong suốt quá trình hợp tác.
  • Quản lý quy trình phát triển: Chọn phương pháp phát triển phù hợp (Agile, Scrum, Waterfall…) và xây dựng mốc thời gian cụ thể cho từng giai đoạn. Dù là cập nhật nhỏ hay báo cáo định kỳ, mọi thứ cần được kiểm soát chặt chẽ và nhất quán.
  • Tạo điều kiện để nhóm offshore hiểu rõ vị trí của mình trong tổ chức: Cần có thời gian để đội ngũ ODC làm quen với hệ thống báo cáo, quy trình làm việc và văn hóa công ty. Việc này giúp tránh hiểu lầm và tăng hiệu quả giao tiếp nội bộ.
  • Quản lý nhóm hiệu quả: Thiết lập cơ chế phối hợp giữa nhóm offshore và nhóm in-house để cả hai cùng hoạt động như một thể thống nhất. Việc khuyến khích tinh thần teamwork, hỗ trợ lẫn nhau là chìa khóa để đạt hiệu suất tối ưu.
Thiết lập dự án offshore development center

Việc khởi động ODC cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ tổ chức nhân sự, quy trình bảo mật đến định hướng quản lý nhóm (Nguồn: TOT)

>> Xem thêm:

Một số câu hỏi thường gặp

ODC là viết tắt của từ gì?

ODC là viết tắt của “Offshore Development Center“, tức Trung tâm Phát triển Phần mềm ở nước ngoài. Đây là mô hình mà doanh nghiệp thiết lập một đội ngũ phát triển phần mềm tại quốc gia khác để tận dụng nguồn nhân lực và chi phí thấp hơn.​

Dự án OSDC là gì?

OSDC là viết tắt của “Offshore Software Development Center”, tương tự như ODC nhưng nhấn mạnh vào lĩnh vực phát triển phần mềm. Đây là trung tâm phát triển phần mềm đặt tại nước ngoài, thường được thiết lập để phục vụ riêng cho một khách hàng hoặc dự án cụ thể.

Team Offshore là gì?

Team Offshore là đội ngũ nhân sự làm việc tại quốc gia khác với trụ sở chính của công ty, thường được thành lập để thực hiện các dự án phát triển phần mềm, kiểm thử hoặc hỗ trợ kỹ thuật. Họ hoạt động như một phần mở rộng của đội ngũ nội bộ, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô và tiết kiệm chi phí.

Offshore khác gì outsource?

Offshore và outsource đều liên quan đến việc thuê ngoài, nhưng có sự khác biệt:​

  • Offshore: Thuê ngoài các dịch vụ hoặc thiết lập đội ngũ tại quốc gia khác để tận dụng chi phí thấp và nguồn nhân lực dồi dào.​
  • Outsource: Thuê ngoài dịch vụ hoặc công việc cho bên thứ ba, có thể ở trong hoặc ngoài quốc gia của doanh nghiệp.​

Tóm lại, offshore là một hình thức của outsource, nhưng nhấn mạnh vào yếu tố địa lý và thường liên quan đến việc thiết lập đội ngũ tại nước ngoài.​

Offshore development center là lựa chọn chiến lược giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, tối ưu chi phí và tiếp cận nguồn nhân lực toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, bạn cần hiểu rõ mô hình, ưu nhược điểm và có kế hoạch triển khai bài bản. Hy vọng bài viết của TopOntech sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm ODC là gì và sẵn sàng áp dụng vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình.

TopOnTech là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số toàn diện, cung cấp các giải pháp thiết kế website, phát triển ứng dụng, và xây dựng hệ thống quản trị tối ưu cho doanh nghiệp.

TopOnTech nổi bật với các gói dịch vụ linh hoạt, cá nhân hóa theo từng nhu cầu cụ thể, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận công nghệ, tối ưu vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Với định hướng “Công nghệ vì con người”, TopOnTech không chỉ mang lại hiệu quả kỹ thuật mà còn tạo kết nối cảm xúc giữa thương hiệu và người dùng.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp số của TopOnTech có thể tìm hiểu thêm tại đây.

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN VÀ NHẬN GÓI AUDIT WEBSITE MIỄN PHÍ NGAY HÔM NAY tại: https://topon.tech/en/contact/ 

Thông tin liên hệ TopOnTech